Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Trump nổi giận vì người nhiễm nCoV được về Mỹ

Tổng thống Mỹ ban đầu được báo cáo rằng các công dân Mỹ dương tính với nCoV trên du thuyền Diamond Princess, con tàu bị coi là ổ dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới với 634 Biên dịch ca nhiễm, sẽ phải ở lại Nhật Bản cách ly.

Song Bộ Ngoại giao và một quan chức y tế Mỹ sau đó quyết định cho những người này lên hai máy bay sơ tán công dân về nước, cho họ ngồi tách biệt với những người khác ở đằng sau máy bay, mà không báo cáo Tổng thống, Washington Post hôm nay dẫn lời quan chức chính phủ giấu tên cho hay.

Tổng thống chỉ biết thông tin khi "sự đã rồi" và phàn nàn rằng quyết định này có thể phá hỏng chiến lược khống chế dịch Covid-19 của chính quyền ông, nguồn tin cho biết thêm.

Tổng thống Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 24/1. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 24/1. Ảnh: Reuters.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ghi nhận 35 trường hợp nhiễm nCoV trên cả nước sau khi hồi hương công dân từ Vũ Hán và tàu Diamond Princess. Trong số này có 18 hành khách trên du thuyền Diamond Princess ở Nhật và ba người tại Vũ Hán. CDC cũng công bố cách tính trường hợp nhiễm bệnh mới, trong đó phân chia các ca bệnh vào nhóm người mắc nCoV ở nước ngoài và trong nước.

Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 30 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019. Toàn thế giới đã ghi nhận gần 78.000 người nhiễm nCoV, 2.362 người chết, 20.895 người bình phục và 12.071 trong tình trạng nguy kịch.

Du thuyền Diamond Princess chở 3.711 hành khách và thủy thủ đoàn bị cách ly tại cảng Yokohama từ ngày 4/2, sau khi một du khách Hong Kong từng đi trên thuyền dương tính với nCoV. Trong quá trình cách ly, giới chức Nhật phát hiện hàng trăm hành khách bị nhiễm nCoV. Mỹ hôm 17/2 hồi hương hơn 300 công dân cùng thành viên gia đình của họ.

Mai Lâm (Theo CNN )

Danh sách 11 trường Đại học được Bộ Y tế yêu cầu đi học lại từ 2/3

Cụ thể trong chuyến thăm cán bộ ngành y tại TP.HCM vào chiều ngày 21/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới (Covid-19) gây ra, cho biết đã yêu cầu hiệu trưởng các trường đại học trực thuộc bộ chuẩn bị các phương án để đón sinh viên học lại từ ngày 2/3.

Để chủ động đón sinh viên trở lại giảng đường, Bộ Y tế đã chỉ đạo các trường phải vệ sinh, khử trùng tất cả các giảng đường. Bộ cũng không khuyến khích sinh viên ngành y mang khẩu trang vào giảng đường, phải biết sử dụng khẩu trang đúng lúc, đúng chỗ và đúng phương pháp.

Danh sách 11 trường Đại học được Bộ Y tế yêu cầu đi học lại từ 2/3 - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn.

Lý giải về việc cho sinh viên các trường trực thuộc trở lại học sớm, Thứ trưởng chia sẻ với báo VietnamNet: Bộ yêu cầu sinh viên trường y trở lại giảng đường sớm là do việc giáo dục, tuyên truyền về tự bảo vệ bản thân cho sinh viên ngành y cũng dễ dàng, thuận lợi hơn. 

Bộ Y tế chỉ đề xuất việc cho học sinh trở lại học đối với các trường thuộc phạm vi bộ quản lý, riêng với những trường Biên dịch đại học khác trực thuộc các bộ, ngành khác có thể căn cứ vào đề xuất của Bộ Y tế để cân nhắc việc cho sinh viên đi học lại.

Cũng chia sẻ với VietnamNet, ông Sơn cho biết Bộ Y tế tôn trọng ý kiến các địa phương về  đề xuất cho học sinh nghỉ đến hết tháng 3: " Việc đề xuất căn cứ vào tình hình phòng, chống dịch và cách ly tại địa phương. Căn cứ vào việc chuẩn bị các trang, thiết bị phòng, chống bệnh khi cho học sinh đi học trở lại. Do đó, quyết định cho học sinh nghỉ hay trở lại trường thì Chủ tịch UBND các địa phương mới là người quyết định ".

Danh sách các trường đại học trực thuộc Bộ Y tế:

Trường Đại học Y Hà Nội;

Trường Đại học Dược Hà Nội;

Đại học Y dược TP.HCM;

Trường Đại học Y dược Hải Phòng;

Trường Đại học Y dược Thái Bình;

Trường Đại học Y dược Cần Thơ;

Trường Đại học Y tế công cộng;

Trường Đại học điều dưỡng Nam Định;

Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam;

Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương;

Trường Đại học Kỹ thuật y dược Đà Nẵng.

Hơn một nửa số phụ nữ trẻ lựa chọn loại bỏ lông vùng kín, điều đó có lợi cho chuyện "giường chiếu" hay không?

Bản thân chúng ta luôn gặp phải các vấn đề khi tìm hiểu về sinh lý bởi vốn dĩ có rất ít tài nguyên cũng như mọi người rất ngại chia sẻ về vấn đề này. Nên cạo lông vùng kín hay không là thắc mắc của rất nhiều chị em hiện nay. Để biết được chính xác nhất về vấn đề này bạn hãy lắng nghe những chia sẻ của các trong bài viết sau nhé!

Hơn một nửa số phụ nữ trẻ lựa chọn loại bỏ lông mu

Một nghiên cứu về phụ nữ trẻ người Úc cho thấy 60% trong số họ đã loại bỏ một phần lông mu, so với 96% thường xuyên loại bỏ lông chân và lông nách. Dù loại bỏ lông mu đang dần trở nên phổ biến hơn nhưng nó vẫn không điển hình như loại bỏ lông chân và lông nách.

Có nên “tỉa tót” vùng kín trước khi quan hệ hay không? - Ảnh 1.

Điều này có thể cho ta biết điều gì đó về những áp lực xã hội mà chúng ta phải đối mặt khi nói đến phần lông, tóc trên cơ thể. Các chuẩn mực xã hội về lông, tóc đôi khi áp đặt chúng ta phải theo quan điểm của số đông.

Ngày nay, những phụ nữ trẻ đang sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để chống lại những áp lực vô hình này. Họ tôn vinh sự đa dạng và khác biệt tự nhiên của phụ nữ, và cố gắng giữ gìn những gì được coi là thuần túy nhất.

Lông vùng kín có tác dụng gì?

1. Lông giúp bảo vệ vùng kín của bạn

Phần lông vùng bikini lông này có tác dụng bảo vệ và che chở cho cơ quan sinh dục của Biên dịch bạn tránh khỏi những tổn thương do vi khuẩn và mầm bệnh gây ra. Lông mu đóng vai trò như màng chắn ngăn ngừa sự xâm nhập của hàng loạt vi khuẩn và virus từ bên ngoài. Những bệnh thường gặp nhất đó là viêm nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ở vùng kín.

2. Làm giảm sự ma sát ở vùng kín

Khi bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày như chạy bộ, xe đạp hay đi lại đều luôn tạo ra sự ma sát nhất định ở giữa hai bên chân hay cụ thể hơn là vùng háng. Nhờ đó mà bạn có thể giảm bớt được sự khó chịu, bức bối không đáng có.

Có nên “tỉa tót” vùng kín trước khi quan hệ hay không? - Ảnh 2.

3. Duy trì nhiệt độ thích hợp

Lông mu còn giúp bạn duy trì được nhiệt độ tại “vùng nhạy cảm”. Chẳng hạn vào mùa đông, lớp lông này có thể giúp giữ ấm cho vùng sinh dục. Còn vào mùa hè, các tuyến da dưới lớp lông vùng kín sẽ tiết ra chất dầu giúp giảm ma sát ở vùng kín đồng thời làm mát cho vùng “tam giác mật” của bạn.

4. Tạo nên sự hấp dẫn

Tùy thuộc vào quan điểm thẩm mỹ của từng người. Việc “cô bé” hay "cậu nhỏ" được che đậy cũng tạo nên một sự hấp dẫn, thôi thúc sự khám phá đối với đối tác. Ngoài ra một số tuyến dưới lớp da vùng kín còn tiết ra pheromone được chứng minh là có khả năng dẫn dụ gợi lên ham muốn và khoái cảm đối với bạn tình.

Trước khi yêu có nên “dọn cỏ” không?

Với các lợi ích đã nêu trên thì quyết định để lại phần lông ở "vùng nhạy cảm" là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, nếu lớp lông này quá rậm thì các chị em có thể cắt tỉa bớt để đảm bảo vệ sinh hơn.

Dù không phủ nhận rằng “dọn cỏ” cho vùng kín sẽ giúp vùng này sạch sẽ, dễ vệ sinh hơn. Nhưng điều này có thể gây ra những rắc rối mà chị em không lường trước được, bởi nếu không cẩn thận thì rất dễ dẫn tới việc tổn thương, viêm nhiễm.

Khi lông mu bị loại bỏ có nghĩa là “cơ quan bảo vệ” vùng kín không còn, các vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào bên trong “vùng kín” gây nhiễm trùng hoặc thậm chí cả viêm nang lông. Những loại vi khuẩn này có thể gây ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh lây lan qua đường tình dục khác nếu như bạn không phát hiện và điều trị sớm.

Có nên “tỉa tót” vùng kín trước khi quan hệ hay không? - Ảnh 3.

Khi “dọn sạch” lông mu không cẩn thận, hay tự làm tại nhà cũng có thể gây ra tổn thương nhỏ đối với da như trầy xước, bỏng, ngứa, sưng... dễ viêm nang lông nhất là khi tiếp xúc liên tục trong quá trình quan hệ tình dục.

Bên cạnh đó, sau khi cạo đi, một thời gian ngắn chúng sẽ mọc lại. Lông mọc lên sau đó sẽ lên nhiều và cứng hơn lớp lông trước đó. Quá trình chúng mọc có thể khiến bạn vô cùng ngứa ngáy và khó chịu. Đặc biệt là lúc quan hệ, đối phương dễ tụt hứng vì vô tình chạm vào những sợi cứng vừa mới nhú lên của bạn.

Trong trường hợp lông vùng kín quá đỗi rậm rạp, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì chị em có thể thực hiện cạo lông vùng bikini nhưng nên đến các cơ sở uy tín, chuyên nghiệp thực hiện để đảm bảo an toàn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có nên “tỉa tót” vùng kín trước khi quan hệ hay không? - Ảnh 4.

Chị em có thể sử dụng các phương pháp tại spa như tẩy lông, wax, công nghệ triệt lông bằng laser... bởi thời gian lông mọc lại khá lâu và vùng da sau khi thực hiện cũng sẽ mềm mại hơn. Tất nhiên, trước khi thực hiện bạn cần thăm khám tình trạng vùng kín để được đảm bảo chắc rằng có có thể thực hiện cạo lông vùng kín.

Nguồn: The Conversation

HI BYE, MAMA! tập 1 lên sóng: "Mẹ ma" Kim Tae Hee suýt hại con gái mất mạng vì mãi không chịu "đầu thai"

Tiếp nối khung giờ của Crash Landing on You (Tình Yêu Hạ Cánh), tập 1 của Hi Bye, Mama! (Chào, Tạm Biệt Mẹ) lên sóng đã giới thiệu cho khán giả về câu chuyện đặc biệt mà bộ phim sẽ mang đến trong những tập tiếp theo.

Tập 1 Hi, Bye Mama! đã lên sóng.

Mở đầu bộ phim, người xem dễ dàng nhận ra rằng người mẹ Cho Yoo Ri ( Kim Tae Hee ) vốn là một hồn ma xinh đẹp, tính tình tươi sáng, giàu tình yêu gia đình. Hồn ma này hiện đang “chung sống” cùng người chồng bác sĩ Jo Kang Hwa (Lee Kyu Hyung), đứa con gái Jo Seo Woo và cô vợ thứ Go Bo Geol (Oh Min Jung). Dẫu biết bản thân chỉ là một thực thể vô hình vô ảnh nhưng Cho Yoo Ri vẫn sinh hoạt như một thành viên thật sự của gia đình, dõi theo từng bước đi của cô con gái và không ít lần phàn nàn với chồng về sai sót của người vợ bé. Chỉ cần đến đây chúng ta cũng có thể cảm nhận được tình yêu vô bờ bến của “bà mẹ ma” dành cho gia đình nhỏ bé kia.

Cho Yoo Biên dịch Ri từng có một gia đình hạnh phúc bên người chồng hết mực thương yêu mình.

Giờ cô chỉ là một hồn ma ngắm nhìn con gái được chăm sóc bởi mẹ kế.

Dù không ai thấy mình nhưng Cho Yoo Ri vẫn luôn vui đùa, yêu thương con.

Bên cạnh đó, mỗi nhà tang lễ đều có 1 vị thần chết cai quản, đốc thúc các hồn ma còn vương vấn trần thế nhanh chóng thực hiện nguyện vọng để được siêu thoát, đầu thai chuyển kiếp. Tại nơi cất giữ tro cốt của Cho Yoo Ri, thần chết chính là bà cô mập đầy hài hước Midongdeak. Dù bề ngoài chanh chua, hung dữ nhưng bà ta vô cùng thấu hiểu cho bà mẹ của chúng ta. Mặc cho Cho Yoo Ri không tiếc lời châm chọc, Midongdeak vẫn luôn quan tâm, không ít lần cảnh cáo cô nàng phải rời xa con vì: “Sinh khí trẻ con rất yếu”. Thế nhưng mặc cho lời dặn của thần chết, Cho Yoo Ri vẫn bám theo con mình không kể ngày đêm.

Cho Yoo Ri nhất quyết không siêu thoát vì muốn ở lại bên con mình.

Kể từ khi Jo Seo Woo sinh ra, cô chưa từng rời xa con gái.

Thế nhưng lời cảnh báo ấy quả không sai. Vào sáng tiếp theo sau ngày sinh nhật 6 tuổi của Jo Seo Woo, cô bé bỗng tỉnh dậy, tiến về phía Cho Yoo Ri như tiến về một người bình thường. Thậm chí khi gần chạm phải cô nàng, Jo Seo Woo còn né sang một bên, khiến người mẹ đã khuất vô cùng bàng hoàng sợ hãi. Theo như Midongdeak giải thích, do sinh khí trẻ con rất yếu lại có một hồn ma kề cận hàng ngày nên cô bé dần thích nghi và nhìn thấy được những gì người bình thường không thể. Thứ siêu năng lực tưởng thần kì này sẽ dẫn đến không ít nguy hiểm cho Jo Seo Woo, khi một đứa trẻ lúc bấy giờ vẫn không thể nhận thức đâu là ma, đâu là người.

Jo Seo Woo bỗng nhìn thấy được Cho Yoo Ri.

Cô bé thậm chí còn trò chuyện cùng cô.

Vì không phân biệt được đâu là ma, đâu là người nên cô bé gặp phải nguy hiểm.

Sau khi Jo Seo Woo, vì nhìn thấy hồn ma mà vô tình mắt kẹt trong tủ đông, dẫn đến nguy hiểm tính mạng, Cho Yoo Ri gần như suy sụp. Cô đau đớn vì nghĩ rằng bản thân là nguyên nhân khiến cho con gái gặp phải nguy hiểm. Trong phút giây tuyệt vọng, Cho Yoo Ri không ngớt lời mắng chửi ông trời. Để rồi sau tiếng sấm sét nổ vang trời, phép màu xuất hiện, Cho Yoo Ri bỗng trở lại hình hài con người - hình hài mà bất kì ai có thể nhìn thấy. Từ đó dẫn đến những tình huống đầy éo le dần xuất hiện.

Cho Yoo Ri đau đớn nghĩ rằng mình đã khiến cho con gặp nguy hiểm.

Phép màu xảy ra, cô một lần nữa tái sinh, trở về với hình hài con người.

Hi Bye, Mama! kết thúc tập 1 khi đã hoàn thành trách nhiệm giới thiệu dàn nhân vật cũng như nội dung bộ phim đến với người xem. Tuy không sở hữu những khoảnh khắc cao trào, kịch tính, hấp dẫn nhưng với nội dung thú vị, đánh trúng tâm lý khán giả đa phần ham thích chủ đề gia đình, cùng với sự tiến bộ trong diễn xuất của nữ diễn viên Kim Tae Hee, đây hẳn là một lựa chọn thú vị để khán giả cân nhắc tìm đến cho thời gian này.

Thăm dò ý kiến

Bạn đã xem Hi, Bye Mama! chưa?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Hi Bye, Mama phát sóng vào 19h00 (giờ Việt Nam) thứ 7, Chủ Nhật hàng tuần trên kênh tvN và có mặt ngay sau đó trên Netflix.

Nữ hành khách Nhật dương tính với virus corona sau khi rời du thuyền Diamond Princess, 23 người khác chưa được xét nghiệm kĩ

Sau khi rời khỏi "nhà tù nổi" đóng ở cảng Yokohama vào thứ tư 19/2, nữ hành khách (ngoài 60 tuổi) và chồng (ngoài 70 tuổi) đã dùng phương tiện công cộng về tỉnh Tochigi.

Người phụ nữ luôn đeo khẩu trang sau khi rời khỏi du thuyền. Bà cũng chỉ đi ra ngoài mua sắm 1 lần kể từ lúc về nhà. Ngày 21/2, bà có triệu chứng cảm và được chẩn đoán nhiễm virus vào ngày hôm sau. Hiện tại, người chồng không có triệu chứng.

Nữ hành khách Nhật dương tính với virus corona sau khi rời du thuyền Diamond Princess, 23 người khác chưa được xét nghiệm kĩ - Ảnh 1.

Nhật Bản vừa ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên sau khi rời du thuyền (Ảnh: Yahoo).

Theo Kyodo News , chính quyền Nhật Bản đã vấp phải chỉ trích gay gắt với quyết định cách ly hơn 3.700 hành khách và thủy thủ trên du thuyền. Quyết định này nhắm vào hai mục đích lý tưởng: vừa tránh lây virus ở Nhật Bản, vừa bảo vệ sự an toàn cho hành khách và thủy thủ sau khi chuyển người bệnh đến cơ sở y tế.

Tuy nhiên, kế hoạch ban đầu đã đổ vỡ khi có đến 634 người nhiễm virus corona. Trước tình hình đó, giới chức Nhật lại cho rằng thời gian cách ly đã hết vào ngày 19/2 và cho toàn bộ hành khách âm tính với virus rời khỏi tàu.

Đáng chú ý là đến ngày 22/2, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản bất ngờ cho biết, họ đã sơ sót bỏ qua, không xét nghiệm thường xuyên cho 23 hành khách - bao gồm 19 người Nhật và 4 người nước ngoài. "Tôi thật sự ân hận về lỗi lầm này. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để không sai phạm nữa" - Bộ trưởng Katsunobu Kato nói với báo giới.

Được biết, người phụ Biên dịch nữ tỉnh Tochigi không nằm trong 23 trường hợp bị bỏ sót. Ngoài ra, Bộ trưởng Kato nói dù không được kiểm tra thường xuyên, 23 hành khách này đã có kết quả âm tính vào lần xét nghiệm trước ngày 5/2. Ông Kato còn cho biết không ai trong nhóm này báo cáo có triệu chứng và 20 người đã đồng ý làm xét nghiệm. Hiện 3 người đã âm tính với nCoV.

Nữ hành khách Nhật dương tính với virus corona sau khi rời du thuyền Diamond Princess, 23 người khác chưa được xét nghiệm kĩ - Ảnh 2.

Đã có 25 người nước ngoài và 1 người Nhật nhiễm nCoV khi rời khỏi du thuyền Diamond Princess (Ảnh: Getty).

Du thuyền Diamond Princess có 3.711 hành khách và thủy thủ đến từ 56 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sau thời gian cách ly, 969 người đã rời tàu, 634 người khác đã nhiễm Covid-19 và điều trị tại các bệnh viện của Nhật Bản. Thêm vào đó, khoảng 1.000 thủy thủ vẫn còn ở trên tàu để tiếp tục cách ly và 200 hành khách khác đang chờ đợi chuyến bay hồi hương do chính phủ các nước sắp xếp.

Đến nay, khoảng 759 hành khách nước ngoài đã rời khỏi Nhật Bản. Bộ trưởng Kato nói trong số này đã ghi nhận 25 người nhiễm nCoV , bao gồm 18 người Mỹ, 6 người Úc và 1 người Israel.

*Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đang có chuyển biến phức tạp. Theo dõi thêm tại đây.

(Theo Kyodo News)

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Thủ tướng công bố dịch nCoV

Dịch xảy ra tại Việt Nam từ ngày 23/1 (khi xác định người đầu tiên mắc bệnh), do chủng mới của virus corona gây ra. Đến nay, cả nước có sáu người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa.

Chính phủ đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch là "bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu", lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.

Học sinh ở Hà Nội đeo khẩu trang phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành

Học sinh ở Hà Nội đeo khẩu trang phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm: bại liệt; cúm A-H5N1; dịch hạch; đậu mùa; sốt xuất huyết do virus ebola, lassa hoặc marburg; bệnh sốt Tây sông Nile; sốt vàng; tả; viêm đường hô hấp cấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Chính phủ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm gồm: Lập ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch; khai báo, báo cáo dịch; cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh; cách ly y tế; vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế vùng có dịch; các biện pháp bảo vệ cá nhân; kiểm soát ra, vào vùng Công ty dịch thuật Đồng Nai dịch; huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống...

Các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương, ngành công an, quân đội, dã chiến đều được huy động để tiếp nhận, cách ly, theo dõi, điều trị người mắc bệnh.

Trước đó, tại phiên họp Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tối 31/1, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Y tế đã giải thích vì sao Việt Nam chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp quốc gia.

Ông Long cho biết, WHO đã công bố dịch virus corona là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng ở Việt Nam việc công bố phải dựa trên số lượng người mắc bệnh, số người tử vong, mức độ lan tràn của dịch bệnh, các biện pháp ngăn chặn chưa hiệu quả...

WHO đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với 4 loại dịch bệnh, nhưng Việt Nam chưa lần nào. "Năm 2009, Việt Nam có gần 10.000 người mắc virus H1N1, 22 người tử vong, nhưng thời điểm đó cũng không công bố tình trạng y tế khẩn cấp", ông Long dẫn chứng.

Ông Long nhận định, dịch nCoV đang diễn biến rất phức tạp và Việt Nam "đã và đang triển khai các giải pháp phòng, chống còn mạnh hơn cả khuyến cáo của WHO".

Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, Trung Quốc cũng chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp, dù đang áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch.

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm, Bộ trưởng Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch.

Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Việc ban bố tình trạng khẩn cấp khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố.

Cần Thơ lùi lịch học một tuần để phòng virus corona

Đó là kết luận của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Lê Quang Mạnh khi họp với các sở, ngành và chín quận, huyện về công tác phòng chống dịch bệnh viêm phổi do chủng mới của virus corona (nCoV), ngày 1/2.

Người đứng đầu chính quyền TP Cần Thơ yêu cầu ngành giáo dục rà soát học sinh, sinh viên có đi qua vùng có dịch bệnh hay không, để có cách xử lý. "Cần có biện pháp rà soát phù hợp, không gây hoang mang cho người dân", ông nói.

Đưa ra đề nghị lùi thời gian nhập học tại cuộc họp, ông Cao Minh Chu, Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ, cho rằng việc này là cần thiết cho công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm được chu đáo.

"Trong thời gian một tuần, ngành y tế tiến hành khử khuẩn, khử trùng tại các trường; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên, phụ huynh về phòng chống dịch", ông Chu nói và nhận định sắp tới, thời tiết có khả năng nắng nóng nên môi trường sẽ không thích hợp cho virus corona phát triển.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Hồng, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ nói sẽ chỉ đạo các trường tập huấn cho giáo viên cách phòng chống dịch bệnh và vệ sinh trường học vì thời gian qua nghỉ Tết chưa tập trung được.

Theo lãnh đạo Đại học Cần Thơ, kế hoạch nhập học của trường vào ngày 3/2. Với hai cụm ký túc xá, trường có với gần 10.000 sinh viên lưu trú, hiện khoảng 20% sinh viên trở lại sau Tết. Công ty dịch thuật Đồng Nai Một sinh viên đến từ Vũ Hán (Trung Quốc) theo học tại trường nhưng đã về quê ăn Tết và chưa trở lại.

Lãnh đạo Sở Y tế cho biết đã công bố danh sách bốn bệnh viện trên địa bàn có khả năng tiếp nhận, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gồm: Bệnh viện Đa khoa thành phố, Bệnh viện Đa khoa Trung ương, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Nhi đồng. Những nơi này đã thành lập đội các đội phản ứng nhanh, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc hồi sức cấp cứu, dịch truyền, máy thở...

Ngoài ra, tất cả cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn đã chuẩn bị khu khám và cách ly. Khi phát hiện ca nghi viêm phổi do nCoV, những nơi này hội chẩn với một trong bốn bệnh viện trên để chuyển viện đúng chỉ định, đảm bảo an toàn...

TP Cần Thơ hiện có khoảng 500.000 học sinh các cấp và sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng... Theo kế hoạch ban đầu, sau hai tuần nghỉ Tết, tất cả sẽ đi học lại từ ngày 3/2 (mùng 10).

Trước đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ đã chỉ đạo dừng các hoạt động vui chơi trên địa bàn.

Chiều 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch viêm hô hấp cấp do nCoV ở Việt Nam. Đến nay, cả nước có sáu người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa.

Dịch viêm phổi khởi phát phát từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) hồi tháng cuối năm 2019. Trung Quốc hôm nay thông báo hôm nay có 11.943 người mắc viêm phổi, số người chết do bệnh này tăng lên 259 người.

Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì dịch viêm phổi do nCoV đã lan đến 27 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Cửu Long

Việt kiều Mỹ nghi nhiễm virus corona khi quá cảnh Vũ Hán

Ngày 14/1 bệnh nhân bay từ Mỹ về Việt Nam trên chuyến bay ký hiệu 660 của hãng hàng không China Southern. Ngày 15/1, bệnh nhân quá cảnh tại sân bay Vũ Hán, Trung Quốc, trong vòng 2 giờ. Ngày 16/1, bệnh nhân nhập cảnh Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất và di chuyển đến khách sạn trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, lưu trú tại đây đến khi nhập viện.

Ngày 27/1, bệnh nhân có biểu hiện ho nhiều. Chiều 31/1, nhân viên khách sạn đưa ông đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, tiến hành cách ly, lấy mẫu xét nghiệm nCoV.

Hiện tại, bệnh nhân điều trị cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, thở oxy, dùng kháng sinh và kháng virus.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc bệnh viện, cho biết bệnh nhân được nằm điều trị trong phòng áp lực âm tại khu cách ly nghiêm ngặt. Sáng nay bệnh nhân khỏe, không còn sốt nhưng vẫn thở qua mặt nạ oxy.

Khách sạn bệnh nhân từng ở hiện có 6 khách lưu trú và 8 nhân viên. Công an địa phương yêu cầu cơ sở không nhận thêm khách. "Tổ phản ứng nhanh phòng dịch corona" của phường tiến hành khử trùng và cách ly số khách cũng như nhân viên khách sạn kể từ ngày 1/2 đến hết ngày 15/2 để theo dõi, dự phòng nguy cơ lây nhiễm.

Bệnh nhân thứ 7 này là một trong 4 người được Sở Y tế TP HCM chiều 1/2 công bố cách ly do nghi nhiễm virus corona chủng mới. Ba người còn lại là người Pháp cùng một gia đình. Họ rời Vũ Hán đến Việt Nam du lịch, có biểu hiện viêm hô hấp, được theo dõi cách ly tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết đã kiểm tra, theo dõi những người từng tiếp xúc với 3 người Pháp này để có kế hoạch cách ly.

Lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nghi ngờ nhiễm nCoV tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Giang Huy.

Lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nghi ngờ nhiễm nCoV tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Giang Huy.

Trước đó, chiều 1/2 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch viêm hô hấp cấp do nCoV ở Việt Nam, với ba tỉnh có dịch là Vĩnh Phúc, Khánh Hòa và Thanh Hóa.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 31/1 tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì dịch viêm phổi do virus corona đã lan đến hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Dịch viêm phổi do virus corona khởi phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, được báo cáo lần đầu Công ty dịch thuật Đồng Nai ngày 31/12/2019. Tính đến sáng 2/2, có hơn 14.000 người mắc bệnh, 304 trường hợp tử vong.

Lê Phương - Lê Nga